QC 1
Thứ 4, ngày 15/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đáng chú ý, Dự thảo Thông tư đưa ra 2 phương án cho lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.

Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong hoạt động ngân hàng. Ảnh minh họa

Phương án 1, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tối đa 35%; và từ ngày 01/7/2021, tối đa sẽ là 30%.

Phương án 2, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ 01/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tối đa 37%; từ 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, mức tối đa là 34%; và từ 01/7/2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ là 30%.

Theo NHNN, việc điều chỉnh tỷ lệ này là để phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của ngân hàng, chi nhánh NHNN. Và việc giảm có lộ trình tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn cũng đã được NHNN phát tín hiệu, truyền thông trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, NHNN cho rằng, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hàng năm 5% không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, chi nhánh NHNNg và nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp không phụ thuộc vào vốn ngân hàng, chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác như: Phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu hay hợp tác thực hiện dự án với các đối tác nước ngoài…

Theo Thu Hoài/Thời báo chứng khoán