QC 1
Thứ 6, ngày 17/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Hơn 40 triệu cổ phiếu Cảng Quy Nhơn (QNP) chính thức định ngày chào sàn HOSE

Trước đó, Cảng Quy Nhơn đã công bố nhận được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại sàn HoSE. Đáng chú ý, hành trình “cập bến” HoSE của QNP có phần khá gian nan và kéo dài tới 7 năm…

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa có thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty CP Cảng Quy Nhơn (mã: QNP). Theo đó, số lượng chứng khoán niêm yết là hơn 40,4 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ hơn 404 tỷ đồng.

Ngày niêm yết có hiệu lực là 29/12/2023, trong khi ngày chính thức giao dịch của cổ phiếu QNP là ngày 18/1/2024. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 19.100 đồng/cp, tương ứng mức định giá khoảng hơn 770 tỷ đồng. Biên độ dao động trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20%.

Hơn 40 triệu cổ phiếu Cảng Quy Nhơn (QNP) chính thức định ngày chào sàn HOSE

Trước đó, Cảng Quy Nhơn đã công bố nhận được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại sàn HoSE. Đáng chú ý, hành trình “cập bến” HoSE của QNP có phần khá gian nan và kéo dài tới 7 năm. Trước đó, QNP đã gửi hồ sơ đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán nhiều năm nhưng chưa được phê duyệt.

Mới nhất, Cảng Quy Nhơn đã duyệt chi hơn 194,8 tỷ đồng vào dự án đầu tư cần trục quay đa năng trên bến số 1 – cảng Quy Nhơn, giúp nâng cao hiệu quả khai thác. Cụ thể, công ty sẽ đầu tư mua mới hai cần trục xoay đa năng với sức nâng không dưới 45 tấn, tầm với tối đa không dưới 38m và hệ thống cấp điện cho cần trục, nhằm phục vụ bốc xếp hàng hóa trên bến số 1 – cảng Quy Nhơn, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Cảng Quy Nhơn cho biết, dự án sẽ giúp tăng năng lực bốc xếp và tốc độ giải phóng tàu, thuận tiện và an toàn trong khai thác, từ đó nâng cao hiệu quả khai thác của Cảng Quy Nhơn nói chung.

Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án là Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình Hàng hải (UPCoM: TVH), đơn vị thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phú Hà.

Dự án được lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; lập hồ sơ mời thầu và đấu thầu lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị trong giai đoạn năm 2022-quý I/2024. Trong năm 2024, dự án sẽ bước vào giai đoạn thiết kế, chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, đăng kiểm và nghiệm thu thiết bị trước khi đưa vào khai thác năm 2025.

Theo tìm hiểu, Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ, nằm trong Vịnh Quy Nhơn, có Bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió, rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng quanh năm. Luồng tàu và cầu Cảng có độ sâu tự nhiên có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000DWT ra/vào bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải).

Cảng Quy Nhơn đồng thời là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông. Nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra/vào.

Ngoài ra, Cảng Quy Nhơn còn là vị trí trung tâm của các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á, có trên 10 tuyến đường biển nối với các cảng quốc tế như: Manila, Singapore, Hồng Kông, Cao Hùng (Đài Loan), Băng Cốc (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản), Vladivostok (Nga).

Được biết, lần đầu tiên Cảng Quy Nhơn nộp hồ sơ xin đăng ký niêm yết trên HOSE vào tháng 12/2016, liên tục qua các đợt điều chỉnh bổ sung, đến nay QNP mới được chấp thuận niêm yết.

Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, do Cục Đường biển trực tiếp quản lý. Đến năm 1993, Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn, và đến năm 2009 chuyển về làm thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và sau đó trở thành đơn vị hạch toán độc lập.

Theo Linh Đan/Kinh tế Chứng Khoán