QC 1
Thứ 7, ngày 27/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

ROS vội vã “sang tay” 153 tỷ đồng, VN-Index bật tăng lên 952,55 điểm

Phiên ATC chiều nay 10/5 ghi nhận 5 triệu cổ phiếu ROS được sang tay thoả thuận với giá trị hơn 153 tỷ đồng và đóng góp 5% tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE. Thị trường lấy lại sắc xanh vào buổi chiều, VN-Index tăng 5,54 điểm.

Giá cổ phiếu ROS đã rơi thẳng đứng sau khi được “kéo” giá tăng lên đỉnh 225.000 đồng/CP

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 5,54 điểm (0,58%) lên 952,55 điểm; Hnx-Index tăng 0,57% lên 105,86 điểm và Upcom-Index tăng 0,5% lên 55,15 điểm. Thị trường hồi phục tích cực sau chuỗi ngày giảm mạnh “bốc hơi” 35 điểm trong vòng 1 tháng qua.

Trong phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng phiên thứ 4 liên tục với giá trị giao dịch 210 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh chủ yếu là VHM (48 tỷ đồng), HPX (40,3 tỷ đồng), HPG (18,14 tỷ đồng)… Khối lượng bán ròng trên HoSE là hơn 6,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 220 tỷ đồng.

Bất ngờ xảy ra khi trong phiên ATC, ROS đã giao dịch thoả thuận hơn 5 triệu cổ phiếu ở mức giá 29.450 đồng/CP (giảm 2,8%), tương giá giá trị 147,3 tỷ đồng. Tổng khối lượng khớp lệnh của ROS hôm nay tăng đột biến tới gần 5,2 triệu đơn vị, giá trị đạt hơn 153 tỷ đồng và đóng góp hơn 5% tổng giá trị giao dịch toàn sàn HoSE phiên nay.

Suốt nhiều tháng qua, ROS vẫn miệt mài lao dốc không phanh từ mức đỉnh 85.000 đồng/CP vào tháng 5/2018 xuống còn 30.000 đồng/CP hiện tại, tức “bốc hơi” tới 65% thị giá. Vốn hoá thị trường của ROS cũng bay mất 31,2 nghìn tỷ đồng trong vòng 1 năm qua. Ở mức giá đáy này, ROS vẫn duy trì thanh khoản trên dưới 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên, giá biến động trong biên độ 1-2%/ngày trong xu hướng giá đi xuống và được một số nhà đầu tư hài hước ví von là “cổ phiếu cưa chân bàn” do càng mua nắm giữ lại càng lỗ sâu.

Được biết, Tập đoàn FLC đã thế chấp 6,1 triệu cổ phiếu ROS cho hai ngân hàng NCB và HDbank để vay vốn từ năm 2017- thời điểm ROS có giá hơn 100.000 đồng/CP. Trong đó, năm 2017, NCB đã cấp hạn mức tín dụng 200 tỷ đồng cho FLC vay vốn đầu tư, đã giải ngân vốn với một trong số tài sản bảo đảm là 4,3 triệu cổ phiếu ROS. Cho đến nay, thị giá ROS đã giảm  tới 60-70% thị giá so với thời điểm thế chấp ngân hàng, khiến cho giá trị tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu cũng “bốc hơi” đáng kể. Tài sản bảo đảm bị giảm giá trị quá nhanh và tiềm ẩn rủi ro nợ xấu đòi hỏi ngân hàng và FLC phải tính phương án để bù đắp sự thiếu hụt tài sản theo quy định.

Cùng phiên hồi phục hôm nay, các cổ phiếu “họ F” khác như FLC, HAI, ART, KLF… cũng tăng nhẹ, nhất là cổ phiếu FLC quay đầu tăng 0,5% sau khi rơi chạm đáy 4.500 đồng/CP phiên trước. Khối lượng bắt đáy chỉ ở mức 4 triệu cổ phiếu, chỉ bằng một nửa so với những phiên lao dốc trước đó.

Sắc xanh bao phủ toàn thị trường sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm

Nhiều ngày qua, giới tài chính toàn cầu đã dồn sự quan tâm vào cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung với động thái mới nhất là Mỹ chính thức áp thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Các thị trường chứng khoán Châu Á, chỉ số Nikkei 225, Kospi cũng đồng loạt đảo chiều giảm điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch hưng phấn trong phiên sàng, và dần giảm điểm về buổi trưa.

Nhưng nhìn chung, phiên cuối tuần đã ghi nhận sự hồi phục tích cực và lan tỏa khá mạnh ra nhiều nhóm ngành. Cụ thể, các cổ phiếu Bluechips như BVH, DHG, FPT, GAS, REE, SAB, BHN, VIC, VRE, PNJ, MWG… đồng loạt tăng điểm giúp duy trì sắc xanh cho thị trường.

Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục thu hút dòng tiền với GAS, PVS, PVD, PVB, PVC, PXS… kéo giá tăng mạnh.

Nhóm ngân hàng, chứng khoán cũng lấy lại sắc xanh ở nhiều mã như ACB, BID, CTG, HCM, VCB, SSI, SHS, VND, VCI, HDB, TCB, TPB…

Trong khi đó, thông tin từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung lại đang ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý các nhà đầu tư đang quan tâm các mã ngàng thuỷ sản, dệt may, thương mại… Nhóm cổ phiếu được hưởng lợi như AAM, ACL, ANV, MPC, VHC, TCM, TNG… cũng tăng đáng kể.

Theo Nam Dương/Kinh tế môi trường