QC 1
Chủ nhật, ngày 05/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Làm thế nào để giải quyết 72% nhu cầu về nhà ở xã hội hiện tại?

Những năm gần đây, việc thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), đặc biệt là nhà ở dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp (KCN) đã được quan tâm và tích cực triển khai với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư…

Trong năm 2019, sẽ tiếp tục triển khai 73 dự án, quy mô xây dựng khoảng 88.400 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 705.000 lao động.

Mặc dù đã giải quyết được phần nào nhu cầu về nơi “an cư, lạc nghiệp” cho công nhân và những lao động song vẫn còn không ít người đang phải thuê nhà trọ tại các khu nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng.

Theo báo cáo, trên địa bàn cả nước hiện có 173 dự án, với số lượng khoảng 129.400 căn hộ, trong đó đã hoàn thành 100 dự án với quy mô xây dựng khoảng 41.000 căn hộ, bố trí chỗ ở cho khoảng 330.000 người và mới đáp ứng khoảng 28% nhu cầu nhà ở của số công nhân hiện nay.

Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến việc phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, tạo điều kiện nhiều hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng, trong đó có công nhân các khu công nghiệp.Trả lời cho câu hỏi, làm thế nào để giải quyết nhu cầu nhà ở cho 72% còn lại, ông Hà Quang Hưng, Cục phó Cục Quản lý nhà & Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NƠXH trong giai đoạn 2019-2020:

Thứ hai là nguồn vốn. “Để sớm triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo các quy định nêu trên thì cần sớm lập kế hoạch cho vay NƠXH, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp hàng năm, cũng như kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất cả năm theo quy định; cân đối nguồn vốn để triển khai cho vay; thực hiện tạm cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng trong thời gian mà ngân sách nhà nước chưa được bố trí theo quy định của Luật Đầu tư công.

Tiếp đến ông Hưng cho rằng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm, tập trung thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải coi chỉ tiêu phát triển NƠXH là một chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương. Khi xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cần căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Luật Nhà ở để bảo đảm cân đối cung – cầu nhà ở, bảo đảm ổn định thị trường. Đồng thời phải rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Mặt khác, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn… để thu hút các doanh nghiệp tham gia phát triển NƠXH.

Ngoài ra, khi quy hoạch các khu đô thị mới, KCN mới hay mạng lưới các cơ sở đào tạo nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, có các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, thể thao,… trong và ngoài các dự án, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.

Bên cạnh những yếu tố về chính sách, một yếu tố không thể không nhắc đến để phát triển NƠXH chính là doanh nghiệp. Theo ông Hưng, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn… để thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội; đảm bảo công khai, minh bạch các thủ tục về đầu tư xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp nói riêng.

Việc phát triển thị trường nhà ở xã hội để cho thuê nhằm phục vụ các đối tượng thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân không có khả năng tự tạo lập nhà ở cho bản thân và gia đình phải được xác định là mục tiêu chiến lược, mang tính dài hạn. Do đó, để thu hút nguồn lực phát triển loại hình nhà ở này, cần có chính sách đặc biệt hơn đối với các dự án nhà ở cho thuê về miễn giảm tiền thuê đất, thuế, vay vốn, hỗ trợ nhiều nguồn vốn với lãi suất khoảng 4-5%/năm; thành lập các ngân hàng tiết kiệm nhà ở (trong đó tập trung cho các khoản vay dài hạn, lãi suất thấp cho các đối tượng có nhu cầu thuê nhà ở xã hội; đặc biệt là người lao động tại các KCN)… như vậy doanh nghiệp và công nhân, người lao động mới có lực đủ mạnh để tham gia vào phân khúc nhà ở này.

Theo Nam Thiên/Thời báo Chứng khoán