QC 1
Thứ 6, ngày 26/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Mía đường Sơn La trả cổ tức 50%

CTCP Mía đường Sơn La (HNX – Mã chứng khoán: SLS) cho biết vào ngày 26/9 tới đây sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2019 (niên độ từ 1/7/2018 – 30/6/2019).    
Nguồn: miaduongsonla

Tại đại hội lần này, Mía đường Sơn La trình kế hoạch chi trả cổ tức năm 2018 – 2019 tỷ lệ lên tới 50%, tương đương giá trị 49 tỉ đồng, chiếm 78% tổng lợi nhuận của công ty đạt được trong năm vừa rồi.

Kế hoạch cổ tức trong niên vụ 2019 – 2020 quay trở lại mức 10%. Được biết những năm trước đó, Mía đường Sơn La thường xuyên chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền, tỷ lệ 50 – 60%.

Nguồn: miaduongsonla

Về tình hình kinh doanh, năm tài chính 2019, Doanh thu bán hàng đạt 878 tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 92% trong số này đến từ việc bán các sản phẩm đường và mật rỉ.

Tuy vậy, giá vốn tăng cao khiến cho biên lợi nhuận gộp của SLS sụt giảm đáng kể, từ 26,2% xuống còn 13,6%.

Điều đáng nói là dù đạt doanh thu hơn 800 tỉ đồng, nhưng chi phí hoạt động của SLS không đáng kể, lần lượt chỉ 5 tỉ đồng với chi phí bán hàng và 15 tỉ đồng với chi phí quản lý doanh nghiệp. Tổng số chưa đầy 2,5% trên tổng doanh thu.

Chi phí tài chính tăng 33% lên 48 tỉ đồng chủ yếu do lãi vay cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty sụt giảm. SLS báo lãi ròng 63 tỉ đồng, bằng một nửa so với năm tài chính 2018.

Theo nhận định từ HĐQT công ty, năm vừa qua tiếp tục là năm khó khăn với ngành đường, trong đó khó khăn lớn nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ đường nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan. Số liệu mà Mía đường Sơn La tiết lộ cho biết cả nước tồn kho 700.000 tấn đường (đây là mức tồn kho ghi nhận trong nhiều năm trở lại đây); các doanh nghiệp càng sản xuất nhiều càng có nguy cơ thua lỗ khi không bán được hàng và giá đường thấp.

“Năm 2019, cả nước còn lại 36 nhà máy đường, trong đó 17 nhà máy thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu”, báo cáo của HĐQT Mía đường Sơn La nêu.

Một nguy cơ khác với ngành đường là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, theo đó toàn bộ hạn ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN sẽ bị xóa bỏ, thuế nhập khẩu ở mức 5%.

Niên vụ 2018 – 2019 đánh dấu kỷ lục về diện tích trồng mía của Mía đường Sơn La, đạt 9.381 ha, tăng 1.716 ha so với năm trước đó. Tuy nhiên các vùng nguyên liệu mới chưa có tính ổn định cao và việc vận chuyển cũng gặp những khó khăn nhất định do địa hình phức tạp.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch hôm nay 16/9/2019 cổ phiếu SLS hiện đang có giá 41.000 đồng/cp, tăng thêm 7,9% so với phiên giao dịch trước đó. Tương ứng vốn hóa thị trường của Công ty đạt 372,09 tỷ đồng. Khối lượng khớp lệnh cập nhật lúc 13h16p ghi nhận 5.000 đơn vị.

Sản lượng đường RS (làm nguyên liệu thực phẩm) vượt kế hoạch đạt 77.600 tấn, trong khi đó sản lượng đường RE (đường chất lượng) chỉ đạt hơn 37% kế hoạch, 3.742 tấn. Sản lượng mật rỉ đạt 26.800 tấn, vượt 10% kế hoạch.

Tiếp tục đánh giá kém lạc quan với thị trường trong giai đoạn 2019 – 2020, Mía đường Sơn La đặt kế hoạch kinh doanh ở mức tương đương so với kế hoạch năm ngoái. Tổng doanh thu mục tiêu 864 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 26 tỉ đồng.

Theo Hoàng Hà/TBCK

Tại đại hội lần này, Mía đường Sơn La trình kế hoạch chi trả cổ tức năm 2018 – 2019 tỷ lệ lên tới 50%, tương đương giá trị 49 tỉ đồng, chiếm 78% tổng lợi nhuận của công ty đạt được trong năm vừa rồi.

Kế hoạch cổ tức trong niên vụ 2019 – 2020 quay trở lại mức 10%. Được biết những năm trước đó, Mía đường Sơn La thường xuyên chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền, tỷ lệ 50 – 60%.

Nguồn: miaduongsonla

Về tình hình kinh doanh, năm tài chính 2019, Doanh thu bán hàng đạt 878 tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 92% trong số này đến từ việc bán các sản phẩm đường và mật rỉ.

Tuy vậy, giá vốn tăng cao khiến cho biên lợi nhuận gộp của SLS sụt giảm đáng kể, từ 26,2% xuống còn 13,6%.

Điều đáng nói là dù đạt doanh thu hơn 800 tỉ đồng, nhưng chi phí hoạt động của SLS không đáng kể, lần lượt chỉ 5 tỉ đồng với chi phí bán hàng và 15 tỉ đồng với chi phí quản lý doanh nghiệp. Tổng số chưa đầy 2,5% trên tổng doanh thu.

Chi phí tài chính tăng 33% lên 48 tỉ đồng chủ yếu do lãi vay cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty sụt giảm. SLS báo lãi ròng 63 tỉ đồng, bằng một nửa so với năm tài chính 2018.

Theo nhận định từ HĐQT công ty, năm vừa qua tiếp tục là năm khó khăn với ngành đường, trong đó khó khăn lớn nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ đường nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan. Số liệu mà Mía đường Sơn La tiết lộ cho biết cả nước tồn kho 700.000 tấn đường (đây là mức tồn kho ghi nhận trong nhiều năm trở lại đây); các doanh nghiệp càng sản xuất nhiều càng có nguy cơ thua lỗ khi không bán được hàng và giá đường thấp.

“Năm 2019, cả nước còn lại 36 nhà máy đường, trong đó 17 nhà máy thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu”, báo cáo của HĐQT Mía đường Sơn La nêu.

Một nguy cơ khác với ngành đường là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, theo đó toàn bộ hạn ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN sẽ bị xóa bỏ, thuế nhập khẩu ở mức 5%.

Niên vụ 2018 – 2019 đánh dấu kỷ lục về diện tích trồng mía của Mía đường Sơn La, đạt 9.381 ha, tăng 1.716 ha so với năm trước đó. Tuy nhiên các vùng nguyên liệu mới chưa có tính ổn định cao và việc vận chuyển cũng gặp những khó khăn nhất định do địa hình phức tạp.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch hôm nay 16/9/2019 cổ phiếu SLS hiện đang có giá 41.000 đồng/cp, tăng thêm 7,9% so với phiên giao dịch trước đó. Tương ứng vốn hóa thị trường của Công ty đạt 372,09 tỷ đồng. Khối lượng khớp lệnh cập nhật lúc 13h16p ghi nhận 5.000 đơn vị.

Sản lượng đường RS (làm nguyên liệu thực phẩm) vượt kế hoạch đạt 77.600 tấn, trong khi đó sản lượng đường RE (đường chất lượng) chỉ đạt hơn 37% kế hoạch, 3.742 tấn. Sản lượng mật rỉ đạt 26.800 tấn, vượt 10% kế hoạch.

Tiếp tục đánh giá kém lạc quan với thị trường trong giai đoạn 2019 – 2020, Mía đường Sơn La đặt kế hoạch kinh doanh ở mức tương đương so với kế hoạch năm ngoái. Tổng doanh thu mục tiêu 864 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 26 tỉ đồng.