Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_0.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_num_fields() expects parameter 1 to be mysqli_result, boolean given in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 3351

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_0.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_num_fields() expects parameter 1 to be mysqli_result, boolean given in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 3351
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_0.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_num_fields() expects parameter 1 to be mysqli_result, boolean given in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 3351
class="post-template-default single single-post postid-173413 single-format-standard wp-custom-logo">
QC 1
Thứ 7, ngày 27/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Ngân hàng huy động vốn ra sao?

DNTH: Vào những năm 2008, được coi là thời điểm hoàng kim nhất, lãi suất ngân hàng lên đến 18-20%/năm. Dân tình nháo nhác đi đổi sổ. Thậm chí, một ngày điểm giao dịch của nhiều ngân hàng đón tiếp rất nhiều khách hàng, có những khách hàng rất đặc biệt, một ngày phải qua ngân hàng 3-4 lần, chỉ với một câu nói: Cháu ơi đổi sổ cho cô, cô vừa thấy lãi suất lại lên…

Ngày đó, lãi suất thay đổi theo ngày thậm chí theo giờ. Sáng, trưa, chiều, bảng lãi suất được thay đổi liên tục… Chỉ khổ nhất mấy cô giao dịch viên, tất bật đổi sổ, nhập dữ liệu cũng hết một ngày, chưa tính phải làm các công việc khác…

Với việc, lãi suất lên một cách chóng mặt, nhiều chuyên gia kinh tế hồi đó còn phải thốt lên, thế này thì “lạm phát”, phải có chính sách và chỉ đạo kịp thời để khống chế… Cứ để các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để hút khách sẽ làm cho nền kinh tế mất đi sự ổn định.

Thời điểm, lãi suất, dân đổ sổ gửi vào tiền gửi, và nhiều người đã trúng số “độc đắc” vì với kỳ hạn dài trên 2 năm với lãi suất cao nhất so với hiện nay. 

Chính vì thế mà việc tăng lãi suất nóng hồi đó cũng chỉ diễn ra chóng vánh vài tháng, rồi hạ nhiệt dần dần và đến bây giờ sau nhiều năm chỉ còn 4-5%/ năm cho kỳ hạn tháng. Hiện tại, đại dịch covid đang đang làm chao đảo cả nền kinh tế thế giới không chỉ riêng Việt Nam. Nhiều Công ty phải đóng cửa, thậm chí thông báo phá sản. Nhưng theo báo cáo của hầu hết các ngân hàng năm 2020, đều có lãi, thậm chí là lãi to, lãi đậm hơn năm cùng kỳ trước đó…?

Câu hỏi đặt ra, liệu rằng các ngân hàng có đang thông báo lãi ảo? Năm 2020, hầu hết các ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19, nên việc trích lập dự phòng của các ngân hàng có một số thay đổi. Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, năm 2020 đại dịch Covid -19 bùng phát, để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, có hiệu lực kể từ ngày 13/3/2020. Theo đó, Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Thông tư cho phép các ngân hàng không chuyển nhóm nợ với một số trường hợp… Có thể, vấn đề nằm ở đây, việc không chuyển nhóm, ngân hàng không cần phải trích lập dự phòng, thì số lãi cũng  từ đó mà tăng lên?

Quay lại việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi, theo số liệu mà NHNN vừa công bố, lãi suất tiết kiệm bằng VND phổ biến ở mức 0,1 – 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; Lãi suất ngân hàng kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 3,2 – 3,9%/năm; Lãi suất ngân hàng kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 4,0 – 6,0%/năm; Lãi suất ngân hàng kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,6 – 6,8%/năm; Lãi suất huy động USD của tổ chức tín dụng vẫn ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức; Lãi suất giao dịch liên ngân hàng bình quân bằng VND trong tuần dao động nhẹ so với mức lãi suất tuần trước.

Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,1%/năm, 0,27%/năm và 0,47%/năm. Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn, cụ thể: Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,11%/năm, 0,13%/năm và 0,18%/năm.

Căn cứ vào chính sách chung của NHNN , ngày 02/2/2021 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã giảm lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng về 2,9%/năm; 6-9 tháng còn 3,8%/năm; kỳ hạn dài 24-60 tháng giảm về 5,3%/năm… giảm 0,1 điểm % so với biểu lãi suất trước. Với mức lãi suất áp dụng mới nhất này, Vietcombank được xếp vào top ngân hàng thương mại nhà nước có mức huy động thấp nhất so với Vietinbank, Agribank, BIDV. Các ngân hàng thương mại nhà nước khác, mức lãi suất tiền gửi từ 12-36 tháng vẫn ở mức 5,6%/năm.

Đó là bài toán giảm lãi suất ở 4 ngân hàng lớn, vậy các ngân hàng nhỏ ra sao? Quay lại thời gian đầu tiên đề cập, khi các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất thì các ngân hàng lớn vẫn được xem là ì nhất, không nói đến “Độc tôn” một mình một vị thế. Không cần chạy đua thì mấy “ông lớn” ngân hàng vẫn luôn thu hút khách bởi niềm tin son sắt từ khách hàng “Ngân hàng nhà nước sẽ không bị phá sản”. Chính vì thế mà việc huy động hay giao dịch ở các “ông lớn” vẫn được cho là nhẹ nhàng và dễ  thở cho nhân viên làm việc hơn, vì không bị quá áp lực về chỉ tiêu doanh số.

Đổi lại, các ngân hàng nhỏ như thế nào? Họ đã làm gì, huy động ra sao để thu hút nguồn vốn trong dân? Nhất là đối với các khách hàng VIP có số dư từ vài tỷ đến vài chục, vài trăm tỷ… Nếu như các “ông lớn” có “bùa hộ mệnh” là ngân hàng của nhà nước, thì các ngân hàng TMCP tư nhân đã tạo niềm tin trong dân bằng cách nào?

Sự chật vật của các ngân hàng nhỏ, tổng tài sản ít, phải gồng mình cạnh tranh là có thật. Năm 2014 việc ngân hàng OceanBank bị xử lý liên quan đến việc chi lãi ngoài, hàng trăm lãnh đạo, cán bộ nhân viên (CBNV) phải rơi vào vòng lao lý. Nhưng thử hỏi, có phải chỉ có mỗi ngân hàng OceanBank chi lãi ngoài thời điểm đó? Có phải mỗi CBNV OceanBank làm sai? Hay còn có ngân hàng nào cũng như OceanBank mà chưa bị xử lý?

Tuy nhiên, xét khoảng thời gian, đáng lẽ việc OceanBank bị xử lý sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để các ngân hàng nhìn lại mình và kịp thời chấn chỉnh. Nhưng một số ngân hàng hiện nay vẫn thực hiện việc chi lãi ngoài, và “lấp liếm” bằng cách thực hiện các “Hợp đồng tiền gửi cá nhân” để hợp thức hóa (mà việc này xưa nay hiếm vì cá nhân thì chỉ có Thẻ tiết kiệm hoặc tiền gửi online được cho là hợp lệ). Điển hình là ngân hàng Việt Á, đã có rất nhiều hợp đồng tiền gửi được phát đi bằng chính dấu đỏ của ngân hàng là có thực. Và lùm xùm xung quanh “Hợp đồng tiền gửi cá nhân” từ Ngân hàng Việt Á xuất phát từ chính Phòng giao dịch Đông Đô có trụ sở ở 18 T1 đường Lê Văn Lương, thành phố Hà Nội. Theo đó, ông T, bà T và ông H không rút được tiền từ chính những “Hợp đồng tiền gửi cá nhân” ấy mới vỡ lẽ là các ngân hàng hiện nay vẫn còn có tình trạng thực hiện sai thông tư của ngân hàng nhà nước? Và việc này thì có phải điều tra giống như vụ việc của Oceanbank năm xưa???

Với sự lơi lỏng quản lý, hiện nay rất nhiều vụ án lừa đảo đã xảy ra tại các ngân hàng, ngay cả những ngân hàng lớn. Cũng chính từ việc lợi dụng quản lý lỏng lẻo, niềm tin của các khách hàng VIP mà làm thất thoát hàng tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.

Nếu như, vai trò của các ngân hàng là trung gian tài chính, thu hút hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân để đầu tư, cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của mọi thành phần trong xã hội, từ cá nhân đến doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thì rất đáng được hoan nghênh, nhưng liệu các ngân hàng đã đi đúng tôn chỉ của mình? Hay vì sức ép của doanh số, sức ép chạy đua mà họ đang tặc lưỡi bỏ qua đạo đức nghề nghiệp?

Vì lợi ích các ngân hàng ngày càng lớn. Và theo đó, hiện nay các ngân hàng vẫn cạnh tranh bằng một cuộc đua “lì xì” và “quà tặng” quanh năm là có thực. (Nhưng vẫn đảm bảo làm sao để lách được giới hạn “Lim” mà ngân hàng nhà nước quy định, không vượt mức lãi suất trần theo quy định…)

Theo Hoàng Lan/ Doanh nghiệp Thương hiệu

Nguồn: http://doanhnghiepthuonghieu.vn/ngan-hang-huy-dong-von-ra-sao.html