Sau gần 5 năm bùng nổ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế Mỹ bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu “lão hóa”, khi các động lực tăng trưởng dần suy yếu và những rạn nứt tiềm ẩn ngày càng trở nên rõ rệt.
Ngày 11/12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trên diện rộng đối với hàng nhập khẩu có thể cản trở những nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát và khiến giá tiêu dùng tăng.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/10 công bố báo cáo ghi nhận mức thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lên đến 1.833 tỷ USD trong năm tài chính 2024, tăng so với mức thâm hụt của năm 2023 (1.695 tỷ USD) do chi tiêu nhiều hơn, trong đó có việc trả lãi cho nợ công.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 31/1 giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở đỉnh 22 năm, đồng thời bác bỏ khả năng giảm lãi vào tháng 3.
Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo CPI tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 12/2023. Chứng khoán Mỹ tăng tích cực sau thông tin này.
Lạm phát nguội lại, giá xăng dầu xuống thấp, thị trường lao động mạnh mẽ, chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao cùng lời hứa của FED sẽ giảm lãi suất là những động lực thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng khả quan trong năm 2024.
Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 22/12, giá cả tại nước này đã giảm lần đầu tiên sau hơn 3 năm rưỡi vào tháng 11 và đẩy mức lạm phát hàng năm xuống dưới 3%, thúc đẩy thị trường tài chính kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3/2024.
Sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực khi tiến về vùng đỉnh lịch sử cách đây 2 năm.
Ngày 12/12, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là một thước đo lạm phát quan trọng được các quan chức và giới đầu tư theo dõi sát sao.
Chuyên gia nhận định gần như chắc chắn sẽ không có một đợt tăng lãi suất nào nữa nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về việc Fed sẽ định hình triển vọng chính sách trong năm tới như thế nào.
Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 14/11, mức tăng lạm phát cơ bản hàng năm đạt mức thấp nhất trong hai năm và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của của nước này đã được giữ nguyên trong tháng 10.
Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s ngày 10/11 đã hạ triển vọng nợ công của Mỹ từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”.
Khả năng lạm phát kéo dài khiến lãi suất cao hơn và tổn thất tiềm tàng trên thị trường bất động sản thương mại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những người tham gia cuộc khảo sát của Fed về ổn định tài chính.
Theo S&P Global, 459 công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tính đến cuối tháng Tám, vượt số doanh nghiệp phá sản trong năm 2021 và 2022, từ đó làm gia tăng khả năng suy thoái kinh tế
Theo các số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/9, áp lực lạm phát cơ bản của Mỹ đã dịu đi trong tháng 8//2023.