Dự báo trong thời gian tới, tỷ lệ nợ xấu sẽ có xu hướng tăng lên do thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, thanh khoản tài sản bất động sản phát mãi khả năng cao sẽ được cải thiện cùng với tiến trình phục hồi tích cực của thị trường.
Trước tình trạng thị trường bất động sản “đóng băng” khiến ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ, Big4 ngân hàng đã đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp của các doanh nghiệp để sớm thu hồi nợ.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quyết định rao bán tài sản đảm bảo của khoản nợ hơn 750 tỷ đồng của đại gia người Nam Định.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chinh quý 3/2023. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu ở nhiều ngân hàng tăng cao đột biến.
Đáng chú ý, ABBank là ngân hàng đầu tiên ghi nhận cho vay khách hàng giảm sau ba quý đầu năm, mặc dù mức giảm không lớn.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023. Vượt qua hàng loạt thách thức của thị trường, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Ngân hàng tiếp tăng trưởng khả quan, hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023.
Trong quý III/2023, PGBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm tới 60%. Lẽ ra, đà giảm này còn mạnh hơn nếu PGBank không mạnh tay cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh khối nợ xấu “khủng” phình to hơn.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ việc xử lý các ngân hàng yếu kém rất khó, cần có thời gian và vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, việc xử lý ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh nửa nhiệm kỳ với kinh tế thế giới và trong nước vô cùng khó khăn thì còn khó khăn hơn nữa.
Ngân hàng TMCP Bắc Á vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 77,1 tỷ đồng, sụt giảm 73% so với cùng kỳ năm 2022. Ngân hàng liên tục phát hành trái phiếu “3 không” để huy động vốn…
Tỷ lệ nợ xấu trong 7 tháng đầu năm tăng vọt, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành lên tới 6,16%. Việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Quá trình tái cơ cấu các ngân hàng “0 đồng” gần như vẫn giậm chân tại chỗ. Sau rất nhiều kế hoạch không thành, nhiều đối tác đến và đi, cuối cùng phương án chuyển giao bắt buộc đã được quyết định. Tuy nhiên, đây lại là một lộ trình có thể mất thêm 10 năm nữa.
Mặc dù lãi suất tiền gửi đang rẻ, nhưng Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) lại chọn cách hút vốn với chi phí cao hơn qua kênh trái phiếu. Khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro của đợt phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu này ra sao lại ít được đề cập.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm. Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng đã được khắc phục, tuy nhiên nếu họ cố tình nhờ đứng tên thì tới nay chưa xử lý được.
Nợ xấu có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của các nhà băng có xu hướng tăng lên. Điều này phản ánh chất lượng tài sản của ngân hàng đi xuống.