QC 1
Thứ 7, ngày 18/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Việt Nam đang làm nhiều việc để thành quốc gia sản xuất bán dẫn hàng đầu Đông Nam Á

Việc nâng quan hệ Việt- Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện là điều kiện thuận lợi mở ra cơ hội phát triển ngành chip tại Việt Nam.​

Theo một chuyên gia, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia hàng đầu ASEAN và Đông Á về sản xuất chip, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu vào năm 2030.

Ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết việc nâng quan hệ Mỹ – Việt lên đối tác chiến lược toàn diện là điều kiện thuận lợi mở ra cơ hội phát triển ngành chip tại Việt Nam.

Ông tin cho biết với việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán dẫn và chip sẽ đến quốc gia Đông Nam Á này để hợp tác, đầu tư, qua đó góp phần phát triển ngành bán dẫn trong nước.

 Sản xuất chip, bán dẫn giúp nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Trước đây Việt Nam chưa có ngành vật liệu điện tử bán dẫn dù trữ lượng đất hiếm ước tính lớn thứ 3 thế giới. Việt Nam hợp tác với Nhật Bản trong khai thác, chế biến đất hiếm, nhu cầu thị trường lúc đó quá thấp.

Hiện nay, khi thị trường rộng hơn, với sự hỗ trợ về công nghệ và tài chính từ các nước phát triển, tài nguyên đất hiếm sẽ có cơ hội được khai thác, chế biến, tạo nguyên liệu cho ngành bán dẫn trong nước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ trong nước cần tham gia làm lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa bán dẫn.

Lấy ví dụ về FPT, ông Quân cho rằng, công ty có tiềm lực tài chính, đội ngũ nghiên cứu mạnh và kinh nghiệm phát triển phần mềm, công nghệ thông tin có thể tận dụng lợi thế của mình để đầu tư nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, sản xuất và thương mại hóa chip.

Theo ông, cơ hội và thành công cho Việt Nam trong lĩnh vực này rất tươi sáng. Việt Nam có thể gặp khó khăn trong chuyển giao công nghệ, thử nghiệm và sản xuất trong những năm đầu tiên, nhưng sẽ khắc phục khi bắt kịp chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

Bên cạnh nguồn lực quốc tế và sự đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới vào lĩnh vực này, Việt Nam cần chuẩn bị nội lực và vốn đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất chip bán dẫn.

Việt Nam phải khẳng định quyết tâm, coi ngành bán dẫn là bước đột phá trong phát triển công nghiệp đất nước.

Theo Ninh Giang/Tạp chí Việt – Mỹ

Nguồn: https://vietmy.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/viet-nam-dang-lam-nhieu-viec-de-thanh-quoc-gia-san-xuat-ban-dan-hang-dau-dong-nam-a-490991.html