QC 1
Thứ 2, ngày 06/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Yếu tố nào khiến giá thép thế giới có thể giảm trong tháng 7?

Theo CNBC, cổ phiếu nhiều công ty thép trên thế giới đang chịu áp lực lớn bởi triển vọng giá thép có thể giảm trong tháng 7. Trong quý III, hoạt động xây dựng của Ấn Độ chậm lại dẫn đến giá thép thanh sẽ chịu áp lực.

Hai yếu tố chính khiến giá giảm là Nga sẽ tăng cường xuất khẩu trong thời gian tới và thị trường Trung Quốc, Ấn Độ đang trong giai đoạn điều chỉnh.

Đồng thời, giá thép xuất khẩu của Ấn Độ cũng dự kiến sẽ giảm và nước này cũng đang bước vào mùa thấp điểm của nhu cầu thép. Trong quý III, hoạt động xây dựng của Ấn Độ chậm lại dẫn đến giá thép thanh sẽ chịu áp lực. Ngoài ra, tồn kho cao cũng là yếu tố gây áp lực lên giá.

Nhu cầu thép tại Ấn Độ giảm còn do làn sóng COVID-19 thứ hai. Từ đầu năm đến nay, lượng tiêu thụ thép trải qua 5 tháng giảm liên tiếp, đồng thời đánh dấu chuỗi giảm kỷ lục.

Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cho rằng trong mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021, nhưng nhu cầu nội địa có thể yếu hơn trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 do tính thời vụ, giá bán cao và tác động tiêu cực của COVID-19.

VDSC nhận định: “Chúng tôi kỳ vọng các nhà sản xuất thép sẽ giảm giá bán trong tháng 7 trước khi điều chỉnh cho các tháng tiếp theo do sự tăng lên của giá nguyên liệu”.

Tiêu thụ thép đã tăng trưởng tích cực trong tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ trong các mảng chính.

Sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm, bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép tăng 22% cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 11%.

Tăng trưởng xuất khẩu thép thành phẩm thậm chí còn ấn tượng hơn khi đạt 73% cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại thông báo đến các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện xem xét nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG tạm thời sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia trước 17h ngày 8/8/2021.

Một số sản phẩm sorbitol bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thuộc các mã HS: 2905.44.00 và 3824.60.00.

Theo quy định Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp như hàng hóa trong nước không sản xuất được; hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được.

Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.

Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường.

Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước.

Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại thông báo để các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên xem xét nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời vụ việc AD14 trước 17h ngày 8/8/2021.

Theo Quyết định số 1719 mức thuế CBPG tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dao động từ 39,63% – 68,5% dựa trên kết quả tính toán cụ thể.

Vụ việc bắt đầu điều tra từ tháng 12/2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020.

Theo Thu Uyên/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/yeu-to-nao-khien-gia-thep-the-gioi-co-the-giam-trong-thang-7-97784.html