QC 1
Thứ 2, ngày 06/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Lãi suất tiết kiệm đi xuống kéo tổng tài sản các ngân hàng giảm mạnh

Trái ngược lại với tăng trưởng lợi nhuận, tổng tài sản và tiền gửi khách hàng của các ngân hàng lại có xu hướng giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm nay – nguyên nhân chính tới từ việc lãi suất tiết kiệm đi xuống.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của NCB (NVB – HNX) đạt hơn 81.100 tỷ đồng, giảm 9,6% so với đầu năm nay. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 2,6% lên hơn 41.300 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý III/2021, tiền gửi khách hàng của NCB cũng giảm 3,7%, xuống mức 69.501 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, tính đến cuối quý III/2021, tổng tài sản Saigonbank (SGB – UPCoM) giảm 5% so với đầu năm, chỉ còn 22.678 tỷ đồng.

Trong đó, cho vay khách hàng giảm 3%, chỉ còn 15.055 tỷ đồng; tiền mặt tăng 20%, tương đương 204 tỷ đồng; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 16%, còn 470 tỷ đồng. Ngân hàng không cho vay các tổ chức tín dụng khác trong khi đầu năm ghi nhận 400 tỷ đồng.

Tương tự, tiền gửi khách hàng của Saigonbank tính đến cuối tháng 9/2021 cũng giảm 1% so với đầu năm, xuống mức 18.004 tỷ đồng. Còn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh 72%, chỉ còn 464 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,44% đầu năm lên 2,05%.

Tổng tài sản ABBank (ABB – UPCoM) đến cuối quý III/2021 giảm 2% so với đầu năm nay, chỉ còn

Tại VietABank (VAB – UPCoM), tính đến cuối quý III/2021, tổng tài sản giảm 3% so với đầu năm, chỉ còn 83.677 tỷ đồng.

Trong đó, tiền mặt tăng 27%, lên mức 345 tỷ đồng, còn tiền gửi tại NHNN giảm 18%, còn 1,797 tỷ đồng; tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác giảm 28%, còn 11,029 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 8%, đạt mức 52,173 tỷ đồng…

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tại VAB chỉ tăng 8% so với đầu năm nay, lên mức 63,970 tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm 27%, còn 9.863 tỷ đồng.

Chất lượng nợ vay của VAB tính đến ngày 30/09/2021 cải thiện hơn đầu năm khi giảm 7%, còn 1.038 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, giảm mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 2,3% đầu năm xuống còn 1,99%.

Tại PGBank (PGB – UPCoM) đến cuối quý III/2021, tổng tài sản chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu năm nay, lên 36,793 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 10%; tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác tăng 12%…

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng giảm 7%, còn 26.803 tỷ đồng; tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng 49%, đạt 4.224 tỷ đồng.

Đến cuối quý III/2021, PGB phát sinh 488 tỷ đồng tiền vay các tổ chức tín dụng khác và 500 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá, trong khi đầu năm không ghi nhận.

Chất lượng nợ vay của PGB cũng có chiều hướng xấu đi khi nợ xấu tại ngày 30/09/2021 tăng 13% so với đầu năm, ghi nhận 708 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 2,44% đầu năm lên 2,75%.

Tương tự, đến cuối quý III/2021, tổng tài sản của VietBank (VAB – UPCoM) cũng chỉ tăng nhẹ 3% so với đầu năm, lên mức 94.316 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng tăng 5%; tiền gửi tại NHNN tăng 89% và tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác giảm 27%.

Còn tiền gửi khách hàng chỉ tăng 4% so với đầu năm nay; tiền vay các tổ chức tín dụng khác giảm 47% còn 1.403 tỷ đồng…

Có thể thấy, so với cùng kỳ các năm trước, tốc độ tăng trưởng tiền gửi ở các ngân hàng đang chậm hơn rõ rệt và cũng chậm hơn so với tín dụng.

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp khiến dòng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng ngày càng chậm lại. Theo NHNN, 8 tháng đầu năm 2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,34% lên hơn 12,7 triệu tỷ đồng.

Trong đó, tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 4,17% so với đầu năm lên hơn 10,4 triệu tỷ đồng. Còn tiền gửi của dân cư đạt hơn 5,293 triệu tỷ đồng, tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt hơn 5,14 triệu tỷ đồng, so với đầu năm lần lượt tăng trưởng 2,95% và 5,46%.

Đáng chú ý, so với cuối tháng 7/2021, tiền gửi của dân cư trong tháng 8 sụt giảm gần 1.000 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của doanh nghiệp tăng mạnh hơn 59.000 tỷ đồng.

Trước đó, trong tháng 7/2021, người dân cũng chỉ gửi ròng vỏn vẹn 1.250 tỷ đồng vào ngân hàng. Như vậy, trong hai tháng 7 và 8, người dân gần như không gửi thêm tiền vào ngân hàng.

Theo Lưu Lâm (TH)/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/lai-suat-tiet-kiem-di-xuong-keo-tong-tai-san-cac-ngan-hang-giam-manh-104490.html