QC 1
Thứ 7, ngày 27/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Nhiều ngân hàng châu Âu lo ngại về làn sóng vỡ nợ

Một số ngân hàng lớn nhất của châu Âu đang phải dành ra lượng lớn tiền mặt để bù đắp cho các khoản lỗ tiềm ẩn khi lãi suất tăng khiến nhiều người đi vay đối mặt với nguy cơ vỡ nợ…

Ngành ngân hàng đang châu Âu thực sự gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn cho các khoản vay

Tổ chức tài chính Barclays có trụ sở tại Anh Quốc đã dành ra 896 triệu Bảng Anh (tương đương 1,2 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay để có thể trang trải các khoản lỗ do người đi vay vỡ nợ, nhiều hơn gấp đôi số tiền trong cùng kỳ năm ngoái, ngân hàng này cho biết ngày 27/7.

Bà Anna Cross, giám đốc tài chính tại Barclays, nói với các phóng viên rằng cho đến nay, có những dấu hiệu căng thẳng trên các danh mục cho vay của ngân hàng.

Ở Đức, dự phòng rủi ro cho vay tại Deutsche Bank đã tăng 72% lên 401 triệu Euro (446 triệu USD) trong quý hai, ngân hàng tiết lộ hôm 26/7. Tập đoàn cũng đưa ra một lưu ý thận trọng về các khoản lỗ trong dịch vụ cho vay trong thông báo thu nhập của mình, với lý do môi trường kinh tế vĩ mô không chắc chắn.

Tương tự, ngân hàng Santander của Tây Ban Nha cũng thông báo vào cùng ngày rằng họ đã tăng dự phòng rủi ro cho vay thêm 21% trong nửa đầu năm 2023 so với mức của hai quý đầu năm 2022.

Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra, lạm phát giá tiêu dùng ở châu Âu, tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, tiếp tục đè nặng lên tài chính của các hộ gia đình. Trong khi đó, việc tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đang cản trở hoạt động kinh tế, với 20 quốc gia trong khu vực đã rơi vào suy thoái.

Ông Jonas Goltermann, phó giám đốc kinh tế thị trường tại Capital econom, nói với CNN rằng ông lo lắng nhất về khả năng lỗ đối với các khoản vay ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản thương mại. Trong khi đó, ông Goltermann lưu ý tổn thất đối với các khoản vay tiêu dùng và thế chấp ít đáng lo ngại hơn.

“Với lãi suất cao hơn, ngành ngân hàng đang thực sự gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn cho các khoản vay, dẫn đến tình trạng cắt giảm lớn đối với nhà đầu tư bất động sản và điều này cuối cùng cũng có thể ảnh hưởng đến cả những người cho vay”, ông Goltermann nhận xét.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm vào 27/7, đưa lãi suất chuẩn trong khu vực đồng Euro lên 3,75%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2000.

Trong buổi họp báo sau cuộc họp, Chủ tịch Christine Lagarde của ngân hàng đã nói rằng: “Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của khu vực đồng Euro đã xấu đi, phần lớn là do nhu cầu yếu hơn. Lạm phát cao và các điều kiện tài chính thắt chặt hơn đang làm giảm khả năng chi tiêu”.

Tại Anh, ngân hàng trung ương nước này đã đưa nâng chi phí đi vay lên 5% vào tháng 6, là mức cao nhất kể từ tháng 4/2008. Điều đó đã làm tăng chi phí thế chấp: Tỷ lệ trung bình đối với khoản thế chấp có lãi suất cố định hai năm ở Anh là 6,83% vào 27/7, tăng từ mức 3,94% của một năm trước, theo dữ liệu từ trang web so sánh Moneyfacts.

Hơn 2 triệu chủ sở hữu các khoản vay thế chấp trả lãi cố định ở Vương quốc Anh đang phải đối mặt với việc bị tăng hàng trăm Bảng Anh tiền nợ hàng tháng khi họ buộc phải đảo nợ (refinance – việc huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ) trong năm nay và năm tới.

Theo Mỹ Hân/Thương Gia

Nguồn: https://thuonggiaonline.vn/nhieu-ngan-hang-chau-au-lo-ngai-ve-lan-song-vo-no-post534364.html