Tại các khu vực ngoại thành TP. HCM, mức giá đất mới khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở trở nên khó khăn hơn, làm giảm cơ hội phát triển các dự án nhà ở giá rẻ.
Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng TP.HCM đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho các hồ sơ mua nhà ở công đã nộp trước ngày 31/10 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Không chỉ DN địa ốc lo chi phí sản phẩm tăng, mà DN tại TP.HCM cũng lo giá đất mới làm tiền thuê đất tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của DN
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Nhà nước có biện pháp để kiểm soát hiệu quả hoạt động của giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” có thể lợi dụng việc Nhà nước ban hành bảng giá đất mới để “kích giá, thổi giá đất” làm nhiễu loạn thị trường.
Bảng giá đất điều chỉnh mới của TP.HCM tăng 4 – 38 lần so với giá đất hiện tại theo Quyết định số 02/2020. Những mức tăng mạnh nhất, ai được hưởng lợi?
UBND TP HCM cho biết sẽ thực hiện bảng giá đất điều chỉnh theo thủ tục rút gọn và ban hành trước ngày 15/10.
Theo Bộ Xây dựng, việc áp dụng bảng giá đất mới sẽ có tác động dây chuyền, khiến giá nhà ở tăng 15-20% so với trước. Các chuyên gia cũng cho rằng cần xác định bảng giá đất mới cho phù hợp và việc thực hiện cần có lộ trình.
Theo Bộ Xây dựng, việc điều chỉnh giá đất theo bảng giá đất mới khiến giá bán nhà ở, bất động sản tăng từ 15-20% so với trước.
Với việc cho phép tạm thời sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới, gần 9.000 hồ sơ nhà đất tại TP.HCM bị tắc nghẽn từ 1/8/2024 đến nay sẽ được khai thông…
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) sẽ họp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. HCM… về những vướng mắc bảng giá đất TP. HCM để báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày 10/9.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM thông tin về lộ trình điều chỉnh bảng giá đất trên địa bàn từ nay đến 2027.
HoREA cho rằng, mức giá của Dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh sẽ có tác động đến chi phí đầu vào của nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trước hết là chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ bị đẩy lên cao hơn.
Dự thảo Bảng giá đất mới tại TP.HCM dự kiến ban hành được nhận xét là cao “ngất ngưỡng”. Tuy nhiên, có ý kiến đồng tình cho rằng: “điều chỉnh bảng giá đất tăng theo giá thị trường là điều tất yếu, để mọi thứ minh bạch”.
Theo Bộ Tài chính, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý về hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo một số nội dung.