Nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3/8/2024, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen gửi Điện chúc mừng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dẫn đầu phái đoàn của Tổng thống Mỹ tới nhà công vụ ở phố Thiền Quang chia buồn với gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cả cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên nhận định, được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua và đưa vào Nghị quyết Đại hội: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có bài viết về: “ĐẤT NƯỚC TA CHƯA BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC CƠ ĐỒ, TIỀM LỰC, VỊ THẾ VÀ UY TÍN QUỐC TẾ NHƯ NGÀY NAY”.
Ngày 27/7 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng đã ra tuyên bố cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố việc cử một phái đoàn đại diện tổng thống sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo thống kê của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, từ ngày 20 đến ngày 26/7 đã có khoảng 150 điện, thư, thông điệp chia buồn gửi tới Việt Nam qua kênh quan hệ nhân dân. Điện, thư, thông điệp được gửi rất phong phú về hình thức, gồm: thư tay, mail, tin nhắn, thiệp chia buồn, công điện, bài viết trên các web, thông báo trên các mạng xã hội Facebook, Wechat, Zalo…
Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người).
Vào lúc 13h00 ngày 26/7/2024, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra lúc 15 giờ ngày 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội. Từ sáng 26/7, người dân xếp hàng chờ viếng tại Nghĩa trang Mai Dịch, công tác chuẩn bị lễ tang đã sẵn sàng.
Gần tới giờ kết thúc lễ viếng, dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng dài thêm. Nhiều người không đến được trực tiếp cũng đã tỏ lòng thành kính với Nhà lãnh đạo của Đảng theo những cách riêng, điều đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Hàng nghìn người đã lặng lẽ đến khu vực Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại các đầu phố gần cổng vào nhà tang lễ, dòng người nối dài. Mọi người sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ đồng hồ để vào viếng.
Ngày 25 và 26/7/2024, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kiện chi phối toàn bộ sự quan tâm, cũng như cảm xúc của chúng ta, trong hai ngày tới và dài hơn thế.
“Tôi mới sang Việt Nam nhận nhiệm vụ, nhưng từ những trải nghiệm ít ỏi của mình, điều tôi thấy ấn tượng nhất về một vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam – đó là sự yêu mến, kính trọng của nhân dân Việt Nam đối với ngài Tổng Bí thư”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những cống hiến lớn lao trong việc tạo dựng, phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước – Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki khi nói về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bà Đặng Thị Phúc, giáo viên tiểu học của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, năm nay đã 92 tuổi, sức khỏe đã giảm nhiều nhưng vẫn đến Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông đễ được tiễn biệt người học trò ưu tú. Sáng 26/7/2024, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước sang ngày thứ hai. Lễ viếng sẽ tiếp tục từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội; đồng thời tại Hội trường Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.