QC 1
Thứ 6, ngày 26/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Apple muốn chấm dứt tình trạng rò rỉ các mẫu sản phẩm mới của mình

Việc rò rỉ hình ảnh của những mẫu smartphone sắp ra mắt trong những năm trở lại đây không còn xa lạ đối với người dùng. Có nhiều thương hiệu sử dụng như là một chiêu để tiếp thị, còn một số thương hiệu khác thì lại không, trong đó có Apple.
Apple đang cố ngăn chặn việc rò rỉ thông tin các sản phẩm mới.

Khoảng 6 năm trước, hàng ngàn vỏ điện thoại iPhone 5c bị một nhân viên thuộc nhà máy tại Trung Quốc đánh cắp trước khi mẫu sản phẩm được Apple chính thức giới thiệu. Sự việc này buộc Apple phải đàm phán để mua lại các vỏ trên để ngăn việc rò rỉ thông tin, tuy nhiên việc làm này cũng không tránh khỏi việc lộ mẫu sản phẩm mới của Apple.

Sự việc chưa dừng lại ở đó khi 160 mẫu iPhone 6 lại tiếp tục được đưa ra ngoài bằng cách điều chỉnh số lượng hàng tồn kho, các mẫu máy này sau đó được rao bán tại thị trường chợ đen. Sự cố buộc Apple một lần nữa phải trả một khoản chi phí để thu hồi các sản phẩm.

Nhằm hạn chế vấn đề lộ thông tin, Apple đã thành lập bộ phận bảo mật thông tin nội bộ với tên gọi New Product Security (NPS). Nhóm này có nhiệm vụ giám sát các nhà cung cấp và đối tác lắp ráp của công ty tại Trung Quốc, nhằm hạn chế tình trạng công nhân tại nhà máy tiết lộ thông tin về sản phẩm mới.

NPS đang dần kiểm soát được các sản phẩm vật lý bị đưa ra ngoài, tuy nhiên Apple lại gặp khó khăn trong việc ngăn chặn các bản vẽ sản phẩm mới được lan truyền trên internet với tốc độ chóng mặt. Cụ thể mẫu sản phẩm mới nhất iPhone 11 sẽ được Apple giới thiệu vào tháng 9 năm nay, tuy nhiên bảng thiết kế đã bị rò rỉ vào 8 tháng trước bởi “ông trùm” chuyên rò rỉ các sản phẩm công nghệ Steve Hemmerstoffer, thậm chí người này còn nắm trong tay tập tin giới thiệu iPhone 11.

Mẫu iPhone mới bị rò rỉ trước khi được Apple chính thức giới thiệu vào tháng 9 năm nay.

Hiện tại để hạn chế vấn đề trên, Apple sử dụng biện pháp làm mờ các hình ảnh trong bản thiết kế nhằm ngăn chặn việc chụp màn hình, yêu cầu tất cả các nhà cung cấp linh kiện sẽ phải luôn sẳn sàng hoạt động bất kì lúc nào khi có yêu cầu để tinh chỉnh các chi tiết trong sản phẩm. Tất cả các dịch vụ email công cộng, các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Enterprise hay Dropbox đều bị cấm sử dụng.

Ngoài ra nếu nhà cung cấp linh kiện nào bị phát hiện rò rỉ thông tin buộc phải trả cho Apple khoản tiền 25 triệu USD và mọi chi phí liên quan đến cuộc điều tra.

Theo Tuấn Trương/Kinh tế môi trường