QC 1
Thứ 6, ngày 26/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Giá thép hôm nay 12/10/2021: Chấm dứt đà tăng, thép thanh quay đầu giảm

Ghi nhận vào lúc 10h ngày 12/10 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 83 nhân dân tệ xuống mức 5.725 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép thanh Thượng Hải

Vừa qua, S&P Global Platts đã thực hiện một cuộc khảo sát về tâm lý trong lĩnh vực thép của Đức. Khảo sát cho thấy, hầu hết những người tham gia đều nhận định lượng tồn kho sẽ cao hơn trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hoạt động thu mua chậm lại, việc lượng hàng nhập khẩu tại các cảng châu Âu ngày càng gia tăng khiến các nhà máy thép trở nên bất an.

Tình trạng nhập khẩu giá rẻ và thiếu hụt chất bán dẫn là hai yếu tố cản trở nhu cầu tiêu thụ thép trong ngành công nghiệp ô tô, dẫn đến lượng thép sẵn có trên thị trường hiện ở mức cao hơn.Trước đó, vào tháng 9, thị trường châu Âu đã không chắc chắn về giá cả và lượng hàng tồn kho. Trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn, các nhà sản xuất ô tô đã phải sản xuất gián đoạn.

Giá thép hôm nay dứt đà tăng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Stellantis – một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu, đã phải cắt giảm thời gian sản xuất từ 24/7 xuống chỉ còn 5 ngày/tuần. Trong khi đó, hai nhà sản xuất khác phải thông báo ngừng hoạt động.

Kể từ đó, những người tham gia thị trường đã rất thận trọng trong việc tiết lộ giá khả thi vào thời điểm mà hoạt động giao dịch ở mức tối thiểu. Nhiều người chọn cách giữ lại các hợp đồng giao ngay vì sợ giá sẽ giảm khi lượng hàng nhập khẩu đến các cảng châu Âu tăng.

Theo một thương nhân tại châu Âu, nhập khẩu đang được xem là một mối đe dọa nghiêm trọng trong giai đoạn này. Ông cũng nhận định, nhu cầu ô tô dự kiến sẽ vẫn chịu áp lực lớn do vấn đề bán dẫn vẫn chưa thể được giải quyết trong tương lai gần.

Một nguồn tin của nhà máy châu Âu cho biết: “Việc hủy bỏ các đơn đặt hàng ô tô đã buộc các nhà máy phải cố gắng chuyển khối lượng sang thị trường xuất khẩu để không ảnh hưởng đến giá nội địa”, theo S&P Global Platts.

Giá thép trong nước

Xuất khẩu của nhà sản xuất thép trong nước tăng gấp đôi trong tháng 9

Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát cho biết, xuất khẩu thép Hòa Phát trong tháng 9 đã tăng gấp đôi so với tháng trước, đạt mức cao kỷ lục gần 50,000 tấn.

Các thị trường chính bao gồm Mỹ, các quốc gia Châu Âu và Đông Nam Á.

Trong 9 tháng năm 2021, Hòa Phát đã vận chuyển hơn 273,000 tấn tôn mạ ra nước ngoài, tăng gấp 2.6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng này chiếm 64% tổng lượng thép tấm bán ra trong kỳ.

Hòa Phát là một trong 5 nhà sản xuất tôn thép lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 6.5% thị trường.

Năm nay, công ty con Tôn Hòa Phát đã đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng phạm vi bao phủ tại các thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới, bao gồm Mỹ, Mexico, các quốc gia Châu Âu và Anh, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt.

Cảnh báo khả năng Hàn Quốc sẽ là nước tiếp theo điều tra CBPG ống đồng Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 8/10, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Sản phẩm ống đồng bị cáo buộc bán phá giá có mã HS 7411.10.0000 (theo hệ thống HS của Hàn Quốc).

Trong thời hạn hai tháng từ khi nhận Hồ sơ yêu cầu, KTC sẽ xem xét việc khởi xướng điều tra và thông báo công khai cho các bên liên quan.

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ống đồng sang Hàn Quốc theo dõi sát tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp KTC quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.

Trước đó, hồi cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra CBPG đối với sản phẩm ống đồng (Seamless Refined Copper Pipe and Tube, mã HS: 7411.10.1030; 7411.10.1090; 7407.10.1500; 7419.99.5050, 8415.90.8065; 8415.90.8085) có xuất xứ từ Việt Nam.

Theo đó, DOC kết luận rằng ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá tại Mỹ với biên độ 8,35%, thấp hơn đáng kể so với biên độ bán phá giá do ngành sản xuất trong nước của Mỹ cáo buộc là 110%.

Và hồi tháng 3, Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) đã thông báo khởi xướng điều tra CBPG đối với sản phẩm ống đồng (copper tube) có xuất xứ từ Việt Nam. Nguyên đơn của vụ việc là Công ty TNHH Metal Manufacturers (MM Kembla).

Hàng hóa bị điều tra là ống đồng đúc tròn phù hợp với tiêu chuẩn Australia AS 1432, tiêu chuẩn Australia và New Zealand AS/NZ 1571 hoặc tiêu chuẩn Australia AS 1572 với đường kính danh nghĩa bên ngoài từ 9,52 – 53,98 mm và độ dày danh nghĩa từ 0,71 – 1,83mm, bao gồm cả ống mạ.

Theo Linh Linh/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/gia-thep-hom-nay-12102021-cham-dut-da-tang-thep-thanh-quay-dau-giam-103701.html