Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_2.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_2.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_2.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024
class="post-template-default single single-post postid-280508 single-format-standard wp-custom-logo">
QC 1
Thứ 7, ngày 27/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Chứng khoán phiên 16/2: Áp lực chốt lời vẫn chực chờ xuất hiện

Chứng khoán Asean (Aseansc) nhận định áp lực chốt lời gia tăng về cuối phiên 15/02 có thể tiếp tục diễn ra ở đầu phiên 16/02, trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đã có mức lợi nhuận đáng kể.

Trong phiên giao dịch chiều ngày 15/2/2023, thị trường chứng khoán tiếp tục giữ vững sắc xanh với 321 mã tăng và 153 mã giảm. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức tăng 0,33% lên vùng 1.202 điểm. Thanh khoản thị trường bất ngờ tăng mạnh so với các phiên trước tết, tương ứng 19,3 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, TCB, MBB, SHB là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường. Đáng nói, CTG là mã tăng mạnh nhất nhóm khi lộ chạm trần với thanh khoản lớn. Ngược chiều, ACB bất ngờ giảm gần 3% và là mã tiêu cực nhất nhóm.

Tổng quan, trong phiên giao dịch đầu tiên của năm Giáp Thìn, dòng tiền tiếp tục tham gia mạnh tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Chiều ngược lại, các mã bank thuộc nhóm VN30 lại gặp phải áp lực chốt lời đáng kể.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,… có phần cải thiện với đà tăng trên 2%. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,…tăng điểm với biên độ đáng kể.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức tăng quanh 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS,… không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu suy giảm đáng kể, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên chiều, sắc đỏ tiếp tục bao trùm toàn ngành. APG là cổ phiếu tích cực nhất nhóm với đà tăng trên 3%. Ngược chiều, VIX đóng cửa thấp hơn phiên 1,4%.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngoài TCB và MBB các mã cùng ngành như ACB, VPB, VIB cũng duy trì đà tăng trên 1% với khối lượng vượt mức trung bình 20 phiên. Ngược chiều, VCB, CTG và ACB đồng loạt giảm điểm với áp lực tăng dần.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực mua tiếp tục tăng dần tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 15/2, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,…phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% – 3%. Đáng nói, QCG là mã giảm tích cực nhất nhóm với đà tăng trên 5%.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 15/2, số lượng mã đỏ vẫn chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 232 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, tương đương 61 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.200 tỷ đồng.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 30 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 519 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 18.800 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 5,4 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 633 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.700 đồng.

Nhận định chứng khoán phiên 16/2

Áp lực chốt lời chuyển sang phiên 16/02: Chứng khoán Asean (Aseansc) nhận định việc VN-Index ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp kèm thanh khoản cải thiện tích cực cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế và đà tăng tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, áp lực chốt lời gia tăng về cuối phiên 15/02 có thể tiếp tục diễn ra ở đầu phiên 16/02, trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đã có mức lợi nhuận đáng kể.

Điều chỉnh tích lũy trước khi có nhịp tăng mới: Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng việc VN-Index đóng cửa tạo nến Doji chữ thập thể hiện sự giằng co giữa bên mua và bên bán. Ở khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo RSI và MACD cho dấu hiệu hướng lên trên, cùng với chỉ báo CMF bẻ ngang ở mức 0,05 cho thấy nhìn chung thị trường vẫn đang khá tích cực và hướng tới mốc 1.255.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI và CMF bẻ xuống ở vùng cao, tuy nhiên RSI mới tạo 1 đỉnh và chưa cho dấu hiệu tạo đỉnh thứ 2 nên xác suất cao thị trường sẽ có phiên điều chỉnh tích lũy trước khi có nhịp tăng mới.

Rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới: Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá sau nhịp tăng điểm đầu phiên 15/02, VN-Index diễn biến rung lắc giằng co sát về ngưỡng tham chiếu, trước khi lấy lại được một phần thành quả tăng điểm về cuối phiên.

Việc chỉ số hình thành mẫu nến spinning biên độ rộng với thanh khoản tăng mạnh cho thấy trạng thái giao dịch giằng co quyết liệt giữa 2 phe.

Ngoài ra, quán tính tăng điểm trước đó của VN-Index đang có phần suy yếu với tín hiệu phân kỳ âm RSI trên khung ngày. Do đó, rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới vẫn cần được chú ý.

Hạn chế mua đổi: Chứng khoán Beta (Beta) cho rằng theo quan điểm kỹ thuật, về mặt xu hướng, VN-Index vẫn đang duy trì nằm trên các đường MA10 và MA20 hàm ý xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang được duy trì và hướng về mốc kháng cự tâm lý 1.250 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật như SẢ và cặp (DI+, DI-) duy trì trạng thái tích cực, đồng thời band trên của dải Boillinger Bands có dấu hiệu mở rộng hướng lên củng cố cho xu hướng ngắn hạn hiện tại.

Phiên 16/02 nhiều khả năng dòng vẫn duy trì trạng thái tích cực hướng đến mốc 1,250 điểm. Dù vậy, VN-Index đang ở ngoài Band trên của dải Bollinger Bands và chỉ báo RSI đang ở vùng quá mua nên dễ xuất hiện áp lực chốt lời gia tăng nên nhà đầu tư cẩn trọng hạn chế mua đổi vào giai đoạn này và có thể tích lũy các cổ phiếu của những doanh nghiệp được kỳ vọng có triển vọng khả quan trong năm 2024 ở các nhịp điều chỉnh của thị trường.

Theo Nguyên Nam/Kinh tế Chứng khoán